Lịch Đỏ là lịch nghỉ lễ toàn quốc của đất nước Mặt Trời Mọc. Theo quy định của pháp luật Nhật Bản, tất cả người dân lao động và mọi người sinh sống tại Nhật Bản đều được nghỉ lễ vào các ngày lịch đỏ, trong 1 năm có tổng cộng 15 ngày được nghỉ lễ.
Rất nhiều người du học sinh, tu nghiệp sinh, kỹ sư, người Việt Nam sinh sông tại Nhật thắc mắc là những ngày lịch đỏ là ngày nào? được nghỉ bao nhiêu này. Thì hôm nay sẽ cùng chúng tôi giải quyết thắc mắc đó của các bạn nhé.
1. Ngày Tết Dương Lịch
Đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Nhật Bản, nước Nhật có truyền thống đón chào Tết Nguyên Đán theo dương lịch như các nước phương Tây. Bình thường người Nhật sẽ chuẩn bị đón năm mới từ ngày 31/12, những năm gần đây rất nhiều công ty cho nhân viên nghỉ từ ngày 30 tết đến hết ngày mồng 3 tết, họ sẽ bắt đầu công việc từ ngày mùng 4.
2. Ngày Lễ Thanh Niên
Ngày lễ được tổ chức vào ngày thứ Hai của tuần thứ hai tháng Giêng hàng năm, được tổ chức từ năm 1948. Ý nghĩa của ngày lễ là chúc mừng và động viên tất cả những người vừa đạt đến tuổi trưởng thành (theo luật Nhật Bản là 20 tuổi ) trong năm rồi và giúp họ nhìn nhận lại bản thân đã trở thành người lớn. Hoạt động của ngày lễ gồm có nghi thức Thành Nhân được tổ chức ở các văn phòng địa phương và vùng, và buổi tiệc sau đó với gia đình và bạn bè.
Vào ngày này, phụ nữ Nhật thường mặc kimono và đeo một vòng bông ở cổ, nam giới thì mặc kimono hay là bộ áo màu đen.
3. Ngày Quốc Khánh
Ngày Quốc Khánh Nhật Bản là ngày 11 tháng 2. Vào ngày này năm 660 trước Công nguyên, Thiên hoàng đầu tiên của Nhật đã đăng quang. Được coi là ngày sáng lập ra đất nước Mặt Trời Mọc. Vào ngày này hàng năm được chinh chủ và nhân dân tổ chức rất long trọng cùng với nhiều nghi lễ và đoàn diễu hành.
4. Ngày Xuân Phân 20 tháng 3
Ngày này có nét giống với ngày Thanh Minh ở Việt Nam. Mọi người được nghỉ lễ để đoàn tụ với gia đình cùng đi tảo mộ. Có thời gian mọi người quây quần bên nhau.
5. Ngày Chiêu Hòa
Ngày này diễn ra 29 tháng 4 để kỷ niệm ngày sinh của cố của Thiên hoàng Chiêu Hoà (Hirohito), vị Thiên hoàng tại vị từ năm 1926 tới 1989. mục đích của kỳ nghỉ là nhằm khuyến khích sự phản ánh của công chúng về 63 năm trị vì của Hirohito.
6. Ngày Hiến Pháp
Diễn ra vào ngày 3 tháng 5 từ năm 1947. Ngày này chính thức được chọn để kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật Bản. Nhằm nhắc nhở mọi người sống và làm việc theo pháp luật và hiến pháp.
7. Ngày Lễ Dân Tộc
Tổ chức vào ngày 4 tháng năm hàng năm, trước năm 2007 được gọi là ngày lễ Xanh, được kỷ niệm vào ngày sinh của Hoàng Đế Chiêu Hòa. Vì vị hoàng đế này rất yêu cây xanh.
8. Ngày Thiếu Nhi
Ngày Tết Thiếu Nhi (Kodomo no hi) được tổ chức vào ngày 5 tháng 5. Ý nghĩa là để cầu chúc cho trẻ em sức khỏe, thông minh và hanh phúc. Trước kia là tết Đoan Ngọ theo lịch âm giống với nước ta và Trung Quốc. Sau khi Nhật Bản chuyển sang dùng lịch Dương thì ngày lễ này cũng đổi sang 5/5 dương lịch và đổi tên ngày tết Thiếu Nhi
9. Ngày Của Biển
Được tổ chức vào Thứ 2 tuần thứ ba của Tháng 77. Đây là ngày lễ tạ ơn những gì biển đang ban cho con người, có gốc gác lịch sử từ sự kiện Thiên hoàng Minh Trị từ Hokkaido trở về an toàn bằng thuyền vào năm 1876.
10. Tuần Lễ Obon
Lễ Vu Lan vào dịp rằm tháng bảy âm lịch hàng năm là một nét truyền thống tốt đẹp của người Việt. Ở Nhật Bản, người dân cũng có một lễ hội mang ý nghĩa tương tự như vậy, đó chính là lễ Obon, được diễn ra vào tháng 8 dương lịch hàng năm.
11. Ngày Kính Lão
Tại Nhật Bản, Vào ngày thứ 2, tuần thứ ba của tháng 9 hàng năm được chọn là ngày Kính trọng Người cao tuổi. Thế hiện lòng kính trọng và biết ơn với những người cao tuổi, được bắt đầu từ năm 1966.
12. Ngày Thu Phân
Thường được tổ chức vào ngày 23-24 tháng 9. Tại Nhật Bản, ngày Thu phân không chỉ là thời điểm đánh dấu bước chuyển mùa, nó còn là ngày lễ có nguồn gốc từ Thần đạo (Shinto). Trong ngày này, người Nhật đi tảo mộ tưởng nhớ đến những thành viên đã khuất và quây quàn, đoàn tụ gia đình.
13. Ngày Thể Dục Thể Thao
Tại Nhật Ngày Sức khỏe và Thể Thao (体育の日 Taiiku no hi), hay còn gọi là Ngày Sức Khỏe – Thể thao hay Ngày Thể thao rơi vào ngày 08 tháng 10 là một ngày nghỉ lễ. Được bắt đầu tổ chức từ năm 1966. Ý nghĩa của ngày để kêu gọi toàn dân Nhật Bản thể dục thể thao để có một sức khỏe viên mãn và hạnh phúc.
14. Ngày Văn Hóa
Được tổ chức vào ngày 3/11 hàng năm bắt đầu từ năm 1946. Nhằm khích lệ mọi người giữ và phát triển văn hóa cổ truyển của Nhật Bản.
15. Ngày Cảm Tạ Người Lao Động
Diễn ra vào ngày 23 tháng 11 nhằm tri ân, cảm ơn tất cả mọi người lao động đã vất vả để cho một vụ mùa bội thu. Được tổ chức khi mùa màng kết thúc, mọi người sẽ mang các sản vật thơm ngon nhất để dâng lên thần linh để thể hiện lòng biết ơn. Cầu chúc cho năm sau cũng có một vụ mùa bội thu.
16. Ngày Sinh Nhật Của Nhật Hoàng.
Sinh nhật Thiên hoàng là một ngày lễ quốc gia trong lịch Nhật Bản được tổ chức vào ngày 23 tháng 12 mỗi năm. Ngày này được xác định bởi ngày sinh của vị Thiên hoàng đang trị vì.
Theo quy định của chính phủ Nhật Bản nếu ngày lễ đó rơi vào ngày Chủ Nhật thì ngày thứ Hai tuần kế tiếp sẽ là ngày được nghỉ bù. Nếu một ngày xen giữa 2 ngày lễ, thì ngày đó người lao động cũng được nghỉ.
Với những người lao động không được nghỉ lễ do đặc thù công việc, đi làm vào ngày lễ sẽ có quyền lợi là ngày nghỉ có hưởng lương – ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.