Đồ điện tử Nhật Bản nói chung và điện thoại di động nói riêng nổi tiếng trên toàn thế giới không chỉ về mẫu mã đẹp mà chất lượng sản phẩm mới là nhân tố được cả thế giới đánh giá cao. Tuổi thọ cao, tính năng đa dạng, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý, chế độ bảo hành chọn đời chính là lý do mà điện thoại Nhật Bản lại được ưa chuộng như vậy.
Để lựa chọn cho mình 1 chiếc điện thoại phù hợp với nhu cầu của bản thân mình nhất, dưới đây aaujsc.edu.vn đưa ra 10 lưu ý khi các bạn chọn mua điện thoại bên Nhật nhé.
1. Mang điện thoại từ Việt Nam sang Nhật dùng được không?
-
Về mặt kỹ thuật thì nhiều loại điện thoại từ Việt Nam sang Nhật có thể nghe gọi được hoặc không được tùy thông số kỹ thuật của máy. Đa số các điện thoại đời mới mang sang Nhật và lắp sim Nhật thì vẫn nghe gọi bình thường.
- Tuy nhiên về mặt luật pháp Nhật Bản, rất có thể bạn sẽ bị coi là phạm pháp. Cụ thể hai điều luật khi mang điện thoại sang Nhật để sử dụng là: Luật kinh doanh truyền thông và luật sóng điện.
Theo luật kinh doanh truyền thông điện (電気通信事業法): thiết bị của bạn phải được chứng nhận hợp quy, tức là an toàn và không gây hại đến các thiết bị khác xung quanh đang được sử dụng. Điện thoại bạn mang từ nước ngoài tới Nhật không được chứng nhận, nên bạn không thể sử dụng.
2. Nên mua điện thoại khi nào?
Thời điểm nào là thích hợp nhất để mua điện thoại
-
Tốt nhất hãy đăng ký mua điện thoại mới vào tháng 4 vì đây là thời điểm bắt đầu năm tài chính mới tại Nhật hay quan trọng hơn là bắt đầu năm học mới nên các dịch vụ khuyến mãi, giảm giá sẽ được tung ra.
- Nếu bạn đã lỡ đợt đăng ký tháng 4 thì bạn hãy đăng ký mua điện thoại vào tháng 7. Vì tháng 7 thường là thời điểm các hãng điện thoại tung sản phẩm mới do đó đồng nghĩa sản phẩm cũ sẽ được giảm giá mạnh.
3. Thời điểm mua điện thoại tốt nhất trong tuần là khi nào?
Thời điểm tốt nhất trong tuần để đi mua điện thoại là vào sáng thứ bảy hoặc chủ nhật hoặc ngày lễ. Vì sao ư? Đây là thời điểm người tiêu dùng có nhiều thời gian để đi mua sắm và cửa hàng cũng “có cớ” để thực hiện các chương trình giảm giá, khuyến mãi, tri ân khách hàng,…
4. Mua điện thoại ở đâu?
Các chương trình khuyến mại giảm giá điện thoại hay giảm giá gói cước có thể thay đổi từng ngày, khác nhau tùy từng mẫu điện thoại, tùy từng cửa hàng, thậm chí khác nhau tùy tâm của trạng ông cửa hàng trưởng.
Do đó các bạn không nên quá chú trọng đến của hàng lớn mà nhiều khi cửa hàng nhỏ sẽ được giảm giá, khuyến mại tốt hơn vì chi phí thuê mặt bằng ít hơn, lương nhân viên ít hơn, bày trí tốn kém hơn,…
5. Các giấy tờ cần thiết khi mua điện thoại.
-
Hộ chiếu
-
Thẻ ngoại kiều (thẻ lưu trú) (thẻ bạn được cấp ở sân bay khi nhập cảnh)
-
Thẻ ATM ngân hàng ở Nhật, hoặc thẻ tín dụng (để trừ tiền cước hằng tháng)
Chỉ cần những giấy tờ này, bạn đã có thể sở hữu một chiếc điện thoại có đăng kí thuê bao Nhật. Việc còn lại là chọn điện thoại và gói cước mong muốn.
6. Dưới 20 tuổi chưa đủ tuổi mua điện thoại tại Nhật
Đối với các bạn đi du học hay xuất khẩu lao động dưới 20 tuổi thì không thể tự mình đăng ký mua điện thoại mà phải nhờ đến sự trợ giúp cảu người khác.
Vì sao lại vậy?
Vì tại Nhật Bản 20 tuổi mới được tính là tuổi trưởng thành, mới có quyền đăng ký mua và sử dụng điện thoại di động. Các bạn hãy chú ý đến vấn đề này nhé.
7. Những nhà mạng lớn tại Nhật Bản
Nhật Bản có 3 ông lớn trong ngành viễn thông:
-
Au
-
Docom
-
Softbank
Ưu điểm của 3 nhà mạng này là đường truyền tốt, có nhiều chương trình khuyến mãi, phân phối nhiều nhãn hiệu điện thoại.
8. Chọn nhà mạng như thế nào?
Để chọn được nhà mạng thích hợp thì các bạn nên dựa trên các tiêu chí sau:
-
Giá cước
-
Chất lượng đường truyền
-
Các chương trình khuyến mãi
-
Nhãn hiệu điện thoại được phân phối
Ví dụ bạn muốn dùng Iphone 6 nhưng nhà mạng Docom lại không phân phối iphone nên bạn sẽ phải lựa chọn giữa Au và Softbank.
9. Chọn gói cước nào là hợp lý?
Hầu hết các gói cước 4G có giá tiền tương đương nhau khoảng từ 6000 -7000 yên/ tháng nếu không gọi ngoại mạng nhiều, bao gồm các khoản tiền sau:
-
Tiền cước cố định trong tháng
-
Tiền trả góp điện thoại
-
Tiền cước điện thoại, tin nhắn phát sinh
-
Cước truy cập internet
-
Tiền dịch vụ kèm theo
Bên cạnh đó nhiều nhà mạng còn khuyến khích mọi người sử dụng dịch vụ của mình như khuyến mại cho học sinh, sinh viên thường vào đầu tháng 4 hay tháng tháng nhập học,…
10. Chuyển mạng cắt hợp đồng có bị phạt không?
Thông thường hợp đồng của bạn sẽ có giá trị trong vòng 2 năm .
Nếu bạn sử dụng hết 2 năm thì khi muốn đổi mạng phải thông báo đến nhà mạng không hợp đồng sẽ tự động gia hạn
Nếu bạn cắt hợp đồng trước 6 tháng thì sẽ bị liệt kê vào danh sách đen , phải bồi thường số tiền từ 21.000 -26.000 Yên.
Nếu bạn cắt hợp đồng sau 6 tháng thì bạn sẽ phải bồi thường số tiền là 9.500 yên cho nhà mạng, chưa tính thuế.